Xác thực hai yếu tố có đủ an toàn trước các cuộc tấn công mạng tinh vi?

Xác thực hai yếu tố (2FA) là một phương thức bảo mật rất được ưa chuộng, nhưng liệu nó có đủ để ngăn chặn hacker? Vấn đề này đang khiến rất nhiều người dùng lo ngại đặc biệt là khi các cuộc tấn công an ninh mạng tiếp tục ra tăng và hiệu quả của 2FA không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn vào cách thức triển khai và hành vi của chính chúng ta.

Xác thực 2FA có thể bị tin tặc tấn công hay không?

Câu trả lời là . Mặc dù được đánh giá là phương pháp bảo mật an toàn, nhưng vẫn có một số cách mà tin tặc có thể khéo léo vượt qua nó, bao gồm:

  • Tấn công Phishing: Hình thức lừa đảo tinh vi này khiến người dùng cung cấp thông tin xác thực bằng cách giả danh một tổ chức hợp pháp. Hacker có thể tạo các trang đăng nhập giả mạo hoặc gửi email lừa đảo để lấy thông tin.
  • Tấn công trung gian (Man in the middle): Xảy ra khi tin tặc chặn dữ liệu được gửi giữa hai cá nhân hoặc doanh nghiệp để đánh cắp hoặc thay đổi với mục đích xấu. Điều này thường xảy ra trên Wifi công cộng bởi mạng này có bảo mật kém.
  • Lừa đảo chấp thuận ủy quyền mở (OAuth): Giao thức cho phép bạn cấp quyền cho bên thứ ba truy cập vào ứng dụng như việc đăng nhập vào dịch vụ trực tuyến bằng tài khoản Google hay Facebook. Mặc dù điều này rất tiện lợi, nhưng khi vô tình đồng ý ủy quyền cho một ứng dụng trên trang OAuth giả mạo, bạn đã cho phép tin tặc truy cập vào tài khoản của mình mà bỏ qua biện pháp bảo mật 2FA thông thường.

Cách tăng cường hiệu quả của xác thực 2FA

  • Sử dụng phương pháp 2FA an toàn: Mặc dù việc bật 2FA thường là một cách tuyệt vời để tăng cường bảo mật, nhưng điều quan trọng là phải sử dụng các phương pháp 2FA an toàn, chẳng hạn như ứng dụng xác thực để tạo mã 2FA. Bên cạnh đó, các loại phương thức xác thực hai yếu tố khác bao gồm: Passkey, sinh trắc học hay khóa bảo mật phần cứng (như YubiKey).

  • Không chia sẻ mã xác thực 2FA: Nếu bạn nhận được nội dung yêu cầu mã 2FA, đó rất có thể là lừa đảo. Hãy cẩn trọng và không nhấp vào các liên kết đáng ngờ trong email hoặc tin nhắn.
  • Hạn chế sử dụng WIfi công cộng: Wifi công cộng không được bảo mật, vì vậy dữ liệu của bạn có thể bị tin tặc đánh cắp. Sẽ an toàn hơn nhiều nếu đăng nhập vào tài khoản của bạn khi được kết nối với mạng Wifi có độ bảo mật cao hoặc dữ liệu di động của bạn.

Nhìn chung, việc lựa chọn và sử dụng đúng phương thức 2FA (như Passkey hay khóa bảo mật vật lý YubiKey) có thể tăng cường đáng kể bảo mật cho tài khoản của bạn. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cao cảnh giác về các thủ đoạn lừa đảo là điều cần thiết để đối phó với các mối đe dọa trong không gian mạng.

Zalo Chat Zalo: 0842 008 444
Messenger Messenger: Gu Công Nghệ
Gọi mua: 0842 008 444