Trình quản lý mật khẩu đang là mục tiêu mới của tin tặc

Các ứng dụng quản lý mật khẩu hiện đang trở thành mục tiêu mà các tin tặc nhắm đến bởi những nền tảng này tập trung phấn lớn thông tin đăng nhập của người dùng. Vậy phải làm gì để không trở thành nạn nhân của các vụ rò rỉ thông tin trên Internet, khi ngay cả các giải pháp bảo mật tưởng chừng như đáng tin cậy nhất vẫn bị tấn công?

Hãy cùng DigiBit tìm hiểu về thực trạng này để có những biện pháp khắc phục và gia tăng “hàng rào” bảo vệ cho các tài khoản trực tuyến.

Trình quản lý mật khẩu – mục tiêu hấp dẫn của tin tặc

Gần đây, Apple Passwords – trình quản lý mật khẩu nổi tiếng của Táo khuyết đã bị tin tặc “ghé thăm”. Lỗ hổng xuất phát từ việc ứng dụng sử dụng giao thức HTTP không an toàn khi tải tài nguyên, tạo điều kiện cho tin tặc thực hiện các cuộc tấn công chuyển hướng và đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng, bao gồm: tài khoản Apple ID, ngân hàng, email và mạng xã hội.

Dù được Apple khắc phục nhanh chóng, nhưng điều này đã làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về tính an toàn của các trình quản lý mật khẩu. Bởi những nền tảng này đang lưu trữ tập trung lượng lớn thông tin nhạy cảm và cũng là lý do khiến chúng đang trở thành mục tiêu hấp dẫn của hacker.

Các phương thức xâm nhập phổ biến bao gồm việc sử dụng mã độc đánh cắp thông tin, tấn công Phishing hay khai thác các lỗ hổng trong plugin trình duyệt. Thống kê gần đây cho thấy sự gia tăng đáng báo động trong số lượng các vụ tấn công nhắm vào trình quản lý mật khẩu và người dùng cần nâng cao cảnh giác, cập nhật phần mềm thường xuyên, đồng thời áp dụng thêm các biện pháp bảo mật bổ sung cho trình quản lý mật khẩu.

Giải pháp toàn diện bảo vệ tài khoản trực tuyến

Để bảo vệ tài khoản trực tuyến toàn diện, hãy sử dụng nhiều lớp bảo mật khác nhau và không nên chỉ phụ thuộc vào phần mềm quản lý mật khẩu. Các giải pháp và khuyến nghị bao gồm:

  • Không lưu trữ tập trung: Tránh lưu trữ toàn bộ thông tin nhạy cảm trên một nền tảng quản lý mật khẩu duy nhất.
  • Kích hoạt MFA: Luôn bật xác thực đa yếu tố (Multi-Factor Authentication – MFA), đặc biệt cho vault (kho lưu trữ mật khẩu) và email chính.
  • Ưu tiên xác thực phần cứng: Phương thức này có ưu điểm không thể sao chép từ xa, đồng thời cung cấp lớp bảo vệ thứ hai mạnh mẽ.
  • Kết hợp mật khẩu mạnh và khóa bảo mật: Tạo ra mô hình xác thực đa lớp phi đối xứng, mang lại sự tiện lợi cho người dùng với khả năng chống lại các kỹ thuật tấn công hiện đại một cách hiệu quả.

Trong số các giải pháp xác thực phần cứng hiện nay, YubiKey được xem là lựa chọn tiêu biểu với khả năng loại bỏ hoàn toàn nguy cơ phishing và bảo vệ tài khoản ngay cả khi máy tính đã bị nhiễm mã độc. Khác với các phương thức xác thực qua phần mềm hay tin nhắn OTP, YubiKey hoạt động như một thiết bị phần cứng độc lập, yêu cầu người dùng chạm hoặc cắm trực tiếp để hoàn tất đăng nhập. Thiết bị này hỗ trợ hàng loạt dịch vụ như:

  • Apple ID
  • Gmail, Google Workspace
  • Facebook, Microsoft, Dropbox
  • Trình quản lý mật khẩu: LastPass, 1Password, Dashlane, Keeper, Passpack,…
  • Các dịch vụ tài chính, tiền mã hóa, phần mềm doanh nghiệp,…

Rõ ràng, trong bối cảnh các mối đe dọa trực tuyến ngày càng phức tạp, việc chỉ tin tưởng vào phần mềm quản lý mật khẩu là chưa đủ. Người dùng cần kết hợp nhiều lớp bảo mật, trong đó việc ưu tiên các giải pháp xác thực phần cứng như YubiKey đóng vai trò then chốt, mang đến sự an tâm và bền vững cho người dùng trong kỷ nguyên số.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng
Zalo Chat Zalo: 0985 600 466
Messenger Telegram: digibit_vn
Gọi mua: 0985 600 466